Quốc Kỳ

Vì Tiền Đồ Tổ Quốc

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

ĐA HIỆU ONLINE

Phân Ưu Ông Phạm Tuấn K20

Phân Ưu Ông Nguyễn Như Chương K21

Mời click vô đây để đọc Cáo Phó và Chương Trình Tang Lễ (Obituary)

Phân Ưu Ông Nguyễn Văn Long K17

Đừng Bệnh Ở Việt Nam!―Trần Thắng

Tác giả bài viết là bác sĩ Trần Thắng, sống ở Na Uy, trong một lần về thăm quê hương, ông cảm khái kêu lên “đừng bệnh ở Việt Nam” như sự chua xót, chia sẻ suy nghĩ của mình về số phận các người bệnh tại Việt Nam.

Quang cảnh bệnh nhân và thân nhân tại bệnh viện

Cơ may cho tôi được tìm hiểu thêm về hệ thống y tế Việt Nam đến thật bất ngờ, và đã cho tôi nhiều suy nghĩ về số phận con người.

Sau 42 năm sống xa xứ, lần đầu tiên tôi quyết định về Việt Nam “ăn Tết.”

Tôi về Sài Gòn 5 ngày trước Tết để sắp sửa trước khi về quê ăn Tết với người thân. Tết ở Sài Gòn năm nay không có không khí như tôi nghĩ. Chợ hoa vắng người, sức mua sắm giảm nhiều vì kinh tế khó khăn và tình trạng thất nghiệp gia tăng.

Chuyện không vui xảy ra vào sáng Mùng Một Tết, người thân của tôi té sau khi đi từ nhà tắm ra, và bà bị gãy cổ xương đùi.

Sau khi xác định qua chụp hình X-ray, tôi phải liên lạc bạn bè đồng nghiệp và cũng là bạn học thời trung học để lo cho bà đi mổ. Bác sĩ M. học cùng trường và quen thân, là bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình đã tận tình giúp đỡ: giới thiệu bệnh viện và liên lạc bác sĩ mổ giỏi. Anh góp ý nên đi bệnh viện tư ở Sài Gòn.

Từ quê lên Sài Gòn mất 4-5 giờ xe. Các bệnh viện chỉ mổ những ca thật cấp thiết vì bác sĩ và y tá (ở Việt Nam gọi là điều dưỡng) nghỉ Tết.

Tôi được khuyên đừng đưa bà lên trước Mùng Sáu. Vì bà dùng thuốc loãng máu nên cũng phải đợi. Ở Na-Uy những trường hợp này sẽ phải mổ trong vòng 48 giờ.

Bệnh Viện

T.A. là bệnh viện tư nhân người thân tôi nằm. Thủ tục đầu tiên là nộp giấy chứng minh thư, giấy bảo hiểm sức khỏe, tiền ứng cho tiền phòng. Có nhiều mức giá: phòng sáu, ba, hai hay một người, ngoài ra có phòng VIP. Chúng tôi chọn phòng một người với giá 980,000 VNĐ/ngày. Đặt cọc trước 5 ngày. 

Trong phòng có một giường cho bệnh nhân và một giường cho người thân đi “nuôi” bệnh nhân. Vì vợ chồng tôi ở lại, nên mướn thêm ghế bố 30,000 VNĐ mỗi ngày. Tiền phòng bao gồm cháo buổi sáng, ba món trưa và tối cho người bệnh, một lần lau sàn nhà và một lần lấy rác.

Thay tấm trải và mền vệ sinh cho bệnh nhân là trách nhiệm người nhà!

Điều dưỡng

Trách nhiệm điều dưỡng: đưa thuốc cho người nhà để cho bệnh nhân uống, thay băng, thử máu, chích thuốc. Ngoài những việc khác người nhà phải lo cho bệnh nhân. Cây kim chích, băng thay, từng miếng bông gòn đều được tính tiền.

-Khi họ vào phòng, họ không giới thiệu họ là ai, phần hành gì.

-Khi cần gọi họ đến, nhưng không làm gì, chỉ trả lời là  “sẽ hỏi bác sĩ.”

Trong hai ngày đầu họ coi thường chúng tôi lắm. Sau khi mổ xong người thân tôi mê sảng và sốt. Tôi yêu cầu đo nhiệt độ, thử máu và xem xét cho trụ sinh. Họ không làm ngay.

-Tôi yêu cầu gặp bác sĩ D., người mổ và người tôi quen.

-Điều dưỡng thông báo là bác sĩ bận mổ.

Tôi không đồng ý và tôi tự gọi bác sĩ D. xuống ngay. Từ khi bác sĩ thông báo cho họ biết tôi là ai, họ đã làm theo yêu cầu của tôi không cần thông qua bác sĩ D. nữa. Tôi thật sự rất khó chịu tính quan liêu và kiêu ngạo.

Bệnh nhân gãy xương và sau khi mổ với cơn đau dữ dội nhưng họ chỉ cho Paracetamol để giảm đau. Tôi phải yêu cầu dùng morfin và chấp nhận trả tiền họ mới cho. Rõ khổ.

Bác sĩ

Ngoài bác sĩ D. quen biết và biết tôi làm gì, còn những bác sĩ khác thì hỡi ơi!

Hôm bà bị mê sảng, có một  bác sĩ đến. Ông vào phòng với một điều dưỡng. Ông không tự giới thiệu mình là ai và vào làm gì. Ông hỏi bệnh nhân tên gì, tại sao vào đây?

Khi nghe bị gãy cổ xương đùi, ông ta chỉ xoáy vào việc là có phải do choáng váng, mất thăng bằng và té. Ông chỉ muốn xác định là do tai biến đưa đến té. Ông hỏi có dùng thuốc loãng máu vì sao? Tôi giải thích là do trước đây vài năm có triệu chứng tai biến và khi dùng thuốc loãng máu, triệu chứng không còn sau khi uống thuốc vài phút, từ đó bác sĩ bệnh viện cho dùng tiếp.

Ông ta không nhìn tôi mà chỉ chăm chăm hỏi bà cụ. Tôi không thể hiểu ông đang làm gì. Một người đang mê sảng không thể nhớ hay có khả năng trả lời.

Tôi phải ngắt lời và hỏi ông là ai? Ông bảo là bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tên S., ông muốn bà cụ phải chụp hình MRI để xác định đã bị tai biến và khi ấy mới tiếp tục dùng thuốc loãng máu. Tôi cũng xin phép tự giới thiệu về mình và giải thích yếu tố phòng hộ ban đầu đủ để bà cụ dùng thuốc loãng máu (tiểu đường, cao áp huyết, triệu chứng tai biến). Xác định có tai biến để dùng thuốc loãng máu là phòng hộ thứ hai.

Người mê sảng không thể nằm yên 30 phút để chụp MRI và không bác sĩ nào đi lấy bệnh án người mê sảng khi không nói chuyện với người nhà.

Tôi trả lời tôi không đồng ý chụp MRI, tôi tự quyết định cho bà dùng thuốc loãng máu và tôi không cần bác sĩ S. ở đây. Tôi không đồng ý trả tiền cho sự có mặt của bác sĩ.

Tôi đã quen với môi trường làm việc bệnh viện Na Uy 30 năm. Khi bệnh nhân nằm viện, mọi thứ đều được bác sĩ, y tá và trợ tá lo. Người thân không được ở lại bệnh viện. Ở Việt Nam hoàn toàn trái ngược. Ở Việt Nam, ba y tá lo cho 30 bệnh nhân cũng không mệt. Bên Na Uy, một y tá lo cho hai bệnh nhân là bù đầu bù cổ.

Tôi nghĩ những phòng ba đến sáu bệnh nhân, người thân lo cho bệnh nhân họ sẽ nằm ở đâu. Nằm dưới gầm giường chắc?

Cùng là số phận con người và bệnh nhân, nhưng bệnh nhân ở Na Uy được đối xử đàng hoàng và đúng tình con người. Tôi thật sự không thể tưởng tượng hoàn cảnh bệnh nhân ở bệnh viện công ở Việt Nam thì sao?

Chi phí tôi phải trả cho năm ngày nằm viện và mổ là 37 triệu VNĐ và bảo hiểm trả 52 triệu VNĐ. Với số tiền gần 80 triệu VNĐ có thể là cả gia tài cho một gia đình.

Qua đây tôi càng thương cho số phận những người dân trong nước. Còn nhiều người lo không đủ cho chỗ ở, miếng ăn. Chắc nhiều người lo sợ bị bệnh và người thân bị bệnh. Không có quen biết và kém tài chính sẽ khó khăn lắm.

Trần Thắng

Đoàn Ca Phụ Nữ Lâm Viên―Đặng Văn Thái K15

Chúc Mừng Năm Mới Giáp Thìn

Phân Ưu Cùng Chị Hoa K30/1

Phân Ưu Ông Phan Văn Đồng K27

Vô Cùng Thương Tiếc Chị Ngọc Mai K13/1

Vô Cùng Thương Tiếc Chị Ngọc Lan K23/1

Chúc Mừng Chị Tân Đoàn Trưởng Đoàn PNLV Nam California

Dựng Lại Niềm Tin—Lê Kim Nga K27/1

Dựng lại niềm tin. Anh ơi đúng đó!
Em hân hoan trong hạnh phúc vô ngần
Bao năm qua lòng thắc mắc hoang mang
Rồi tự hỏi, lẽ nào tình rạn vỡ?

Tình vẫn nặng nên lòng em mãi nhớ!
Bao máu xương đã đổ xuống chiến trường
Bao anh linh với những nỗi đau thương
Hy sinh đó, không thể nào vô nghĩa!

Dựng lại niềm tin. Lòng càng thấm thía
Uy danh xưa người lính chiến Cộng Hoà
Niềm tự hào trường Võ Bị Quốc Gia
Bao ngưỡng mộ từ trong và ngoài nước.

Vẫn còn đó niềm tin yêu ngày trước
Dựng lại đi anh, cho mơ ước hồi sinh
Cho mầm xanh con cháu lại thắm tình
Nhớ nguồn cội thuở nào an- pha đỏ.

Nơi quốc nội, em đôi lời thầm ngỏ
Các anh ơi hãy dựng lại niềm tin
Thời gian trôi, ai đâu thể níu kìm
Và cứ thế cuốn đời người trôi mất.

Với ý chí với tấm lòng son sắt
Rồi cùng nhau đoàn kết lại nha anh!
Dấn thân đi anh cho khí thế bừng nhanh
Cùng bước tới chào mừng ngày Đại Hội.

               Lê Kim Nga K27/1

Thiệp Mời Tham Dự Đại Hội Đoàn Kết Võ Bị Toàn Cầu 2024

Giáng Sinh Khó Quên—Nguyễn Thị Hải Hà

Mới giữa tháng Mười Hai nơi tôi làm việc đã trang trí mừng lễ Giáng Sinh. Dây kim tuyến trắng bạc giăng khắp nơi. Ở góc tường chiếc xe lửa có nhiều toa màu đỏ chạy vòng quanh cây Noel gắn đèn chớp tắt màu trắng làm không khí có vẻ tưng bừng hẳn lên. Viền quanh phòng làm việc của bà Jean Đi Bộ là mấy chiếc vớ to màu đỏ và các nốt nhạc màu trắng cắt bằng những miếng nhựa xốp. Ban Công chánh ăn tiệc sớm vì đa số nhân viên nghỉ hai tuần cuối năm mừng lễ, mãi đến sau Tết Dương Lịch mới trở lại. Tôi vẫn chưa mua quà cho con tôi. Hôm nay thứ Năm là ngày lĩnh lương. Cuối tuần này tôi sẽ đưa con gái đi mua quà. Tôi đến gặp Natasha.

“Tôi cần chị đi với tôi đến cầu Moor.”

“Tại sao phải đi hôm nay? Trưa nay là tiệc Giáng sinh mà. Để tuần sau đi.” Natasha vùng vằng.

“Nếu không cần gấp thì tôi đã không làm phiền chị. Đi hôm nay trời rất ấm vì có Indian summer. Tôi hứa sẽ đưa chị về trước giờ ăn trưa để dự tiệc Giáng sinh.”

Tôi lái xe đưa Natasha đến cầu Moor. Đây là loại cầu quay, giống như một cái bàn chân, khi mở, những “ngón chân” ngóc lên, còn cái “gót chân” sà xuống gần mặt nước. Trong lúc lái xe tôi giải thích, cần phải đi ngày hôm nay vì lệnh trên đưa xuống. Tổng Giám đốc của công ty muốn áp dụng cách khóa cầu của một công ty ở tiểu bang khác vào cầu Moor. Đường hỏa xa chạy trên cầu này băng qua eo biển có nhiều thuyền qua lại. Cầu mở cho đường thủy giao thông. Khi hạ cầu xuống đường rầy trên cầu phải nối liền với đường rầy trên đất như không hề bị cắt làm đôi. Để đề phòng cầu bị tách rời khi xe hỏa đang đến, giữa hai mối cắt này là một thanh khóa rất to được điều khiển bằng máy. Máy khóa cầu của cầu Moor vẫn còn tốt nhưng thuộc loại máy cũ. Tổng Giám đốc muốn dùng máy mới điều khiển bằng điện tử. Lệnh của Tổng Giám Đốc đưa xuống, sếp tôi muốn được lòng thượng cấp, ra lệnh phải thi hành ngay trong ngày hôm nay.

“Chị biết. Tôi chỉ là lính, phải tuân lệnh cấp trên. Sếp bảo nhảy là nhảy thôi!”

“Chẳng những thế, chị phải hỏi lại là cần nhảy cao đến mức nào.” Natasha trêu tôi.

Những khi cần ra ngoài công trường tôi thường yêu cầu Natasha đi với tôi. Một để giữ an toàn, trường hợp có tai nạn thì có người gọi cấp cứu. Hai, vì cùng là đàn bà với nhau. Tôi phân công. “Chị vào trạm gác cầu báo là tôi sẽ làm việc trên giàn máy quay cầu chừng hai giờ đồng hồ. Chị có thể ở trong trạm gác cho ấm, khi nào tôi cần chị giúp trong việc đo đạc tôi sẽ gọi. Nhắc người gác cầu mở còi hụ báo cho tôi biết khi phải mở cầu cho thuyền đi qua.”

Ước tính khoảng cách từ dưới mặt đất đến chỗ đặt máy để có thể mang dụng cụ và đồ phụ tùng để lắp ráp bộ máy điều khiển cái khóa cầu, tôi nhìn xuống bên dưới sàn chứa máy lót bằng fiberglass màu vàng. Có một sợi dây chạy song song theo đường rầy xe lửa mà lần trước ra cầu này tôi không để ý. Đường dây này cản trở công việc của tôi. Trên cầu thường có những dây chạy tín hiệu không còn dùng nữa nhưng công nhân không muốn mất thì giờ tháo bỏ chúng. Những dây này gọi là dây chết, vì không có điện. Tôi nghĩ sợi dây này là dây chết và tôi sẽ đề nghị tháo bỏ nó. Muốn biết khoảng cách từ đường dây điện đến sàn chứa máy bao xa tôi kéo thước dây bằng thép nghiêng người thả thước dây xuống. Đo cái này xong là tôi có thể đưa Natasha về. Công việc nhanh hơn tôi dự tính. Ăn tiệc Giáng sinh xong tôi sẽ về sớm. Có lẽ tôi sẽ nhân dịp này đi mua quà cho con tôi. Con bé muốn Santa cho một con búp bê bằng vải đội hoa hướng dương.

– “Ê! Chị kia… A! STOP! Ngừng lại! Đụng…chết! Tiếng la hét xôn xao hỗn loạn phía dưới đất vọng lên, mỗi lúc một cấp bách hơn. Tôi nghe nhưng không mấy chú ý cứ cố gắng giữ cây thước thả xuống phía dưới cho thẳng để đo khoảng cách của sợ dây đến sàn của giàn máy nơi tôi đang đứng. Gió thổi cây thước của tôi nên tôi cố gắng mấy lần mà không được. Cho dù Natasha có ở trên giàn máy này cũng chẳng giúp tôi được.

Tiếng la hét rõ rệt hơn và người la hét không ai khác hơn là Natasha và người gác cầu. Cả hai hối hả rời trạm gác chạy về hướng tôi. Natasha vẫy tay lia lịa, tôi chẳng hiểu chuyện gì. Người gác cầu ở phía sau Natasha dường như rượt nàng. Tôi ngơ ngác nhìn, tay vẫn cầm cây thước một đầu thả đong đưa phía dưới. Người gác cầu thổi còi. Tiếng còi xé rách không khí. Đâu có chuyến xe lửa nào. Phải còn ít ra hai mươi phút mới có chuyến xe lửa kế tiếp. Tôi nhìn người gác cầu. Anh ta tréo hai cánh tay trước mặt như hình chữ X rồi dang tay ra, ba lần liên tiếp. Tôi chợt nhận ra những tiếng la hét ấy dành cho tôi với dụng ý bảo tôi ngừng tức khắc công việc tôi đang làm.

Khi người gác cầu và Natasha đến gần, ngước mặt lên quát mắng tôi.

“Sao chị ngu thế. Chị thả thước dây lòng thòng xuống nhỡ chạm vào dây điện cao thế là chết đấy.”

“Dây điện cao thế nào?” Tôi hỏi ngớ ngẩn, không tin sợi dây điện màu nâu tầm thường này dây điện cao thế.

“Tôi không chạm vào dây điện. Dây điện thì phải có bọc chất cách điện bên ngoài cây thước của tôi nhỡ có chạm vào thì cũng chẳng hề gì.” Tôi cố cãi.

Người gác cầu vừa quát, vừa khoác tay ra hiệu bảo tôi phải xuống ngay lập tức. Công việc coi như đã xong, tôi vâng lời. Anh ta và Natasha quay trở lại trạm gác cầu. Tôi xốc túi đồ nghề lên lưng. Cây thước dây bằng thép bất ngờ rơi xuống đụng vào sợi dây điện. Một ánh chớp lóe lên, một tiếng nổ lớn, tôi ngã vào hàng rào cản trên sàn chứa máy. Hình ảnh đôi mắt đen láy, mái tóc pompei, xúng xính trong bộ áo ngủ trắng có hình trái dâu tây màu đỏ của con tôi là điều cuối cùng mà tôi nhớ.

Có một dạo tôi không ưa Natasha vì Natasha cùng phe với Sue White. Nghĩ cũng lạ. Lẽ ra chúng tôi phải thân với nhau thay vì xem nhau như kẻ thù. Cả ba chúng tôi đều là di dân. Natasha là người Nga, đến Mỹ trước tôi và Sue. Tôi và Sue đều là dân da vàng, cùng là kỹ sư cơ khí. Trong ban Công chánh có mấy chục kỹ sư toàn là đàn ông, nhưng chỉ có hai chúng tôi là phụ nữ. Natasha là họa viên chuyên vẽ kỹ thuật. Sue gốc Hoa sinh ra ở Costa Rica, mười lăm tuổi di dân sang Hoa Kỳ. Lấy chồng Mỹ, Sue đổi họ Wang lấy họ White của chồng. Cô ta bảo rằng muốn bứt cho sạch cái gốc người Hoa. Sue có đôi mắt xếch, rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan dễ nhìn tuy nhiên hàm răng khấp khểnh vì không đeo niền chỉnh răng như người Mỹ từ lúc nhỏ. Thêm vào đó Sue thuộc tạng người béo phì và bị chứng hói. Phụ nữ mà bị hói như đàn ông, đầu Sue đã mang máng lộ chỗ hói hình tròn giống như cái bánh donut.

Sue nhiều tham vọng, muốn trở thành kỹ sư trưởng nên lúc nào cũng nhắc nhở và phóng đại năng khiếu chỉ huy của mình. Chuyện này đáng lẽ chẳng phiền lòng tôi nếu Sue không dùng tôi làm đối tượng cho khả năng tự thổi phồng của Sue. Gặp ai Sue cũng giới thiệu tôi là nhân viên của Sue. Sue vào làm trước tôi hai năm, chức vụ cao hơn tôi một bậc, nhưng không phải là sếp của tôi. Tất cả chúng tôi lúc ấy đều làm việc dưới quyền một ông già Mỹ, người da trắng tên Weber.

Đôi khi tôi tự hỏi tôi không phục tùng Sue, không xem Sue là cấp trên của tôi vì bản tính tôi bướng bỉnh, bất trị bởi thời thơ ấu không ai dạy dỗ, suốt ngày chạy rong trên đồng cỏ, hay vì Sue trẻ tuổi và là đàn bà. Đàn bà thường không phục tùng đàn bà. Tôi đã nghe rất nhiều phụ nữ nói rằng họ không thích làm việc dưới quyền đàn bà vì đàn bà thiển cận, đói khát quyền lực, thiếu ý chí, không biết quyết định, và còn hằng chục lý do khác nữa. Đàn bà thường sợ người khác giỏi hơn mình vì thế hay dìm tài người khác. Phụ nữ không biết làm việc chung với nhau, không biết làm “teamplayer.” Kẻ thù của phụ nữ là một người phụ nữ khác. Phải chăng đàn bà, kể cả tôi, quá quen thuộc với nền văn hóa phụ hệ chỉ muốn tuân lệnh đàn ông? Hay vì Sue không có tài chỉ huy? Tôi ghét Sue làm tài lanh dạy dỗ tôi những chuyện chẳng liên quan gì đến công việc, thí dụ như “chị phải dạy ông chồng Việt Nam của chị cho biết cách đối xử với đàn bà.” Sue quan niệm đàn ông Á châu nào cũng chồng chúa vợ tôi, giống như bố Sue. Cô nàng hay nói lớn giọng với tôi về việc phụ nữ bị trả lương ít hơn nam giới dù công việc họ làm giống nhau. Tuy nói với tôi nhưng dụng ý của Sue là muốn ông Weber nghe. Dường như Sue muốn chứng minh Sue xứng đáng là sếp của tôi bởi vì cái gì cô cũng giỏi hơn tôi. Khi tôi khoe một môn học tôi được điểm cao. Sue bảo “tôi ghét phải van xin nịnh nọt mấy ông thầy để được điểm cao.” Biết chồng tôi là người Việt, Sue bảo phải lấy chồng Mỹ thì mới thấm nhập văn hóa Mỹ để có thể được tiếp nhận vào xã hội Mỹ. Những chuyện như thế tuy nhỏ nhặt nhưng dần dần tôi đâm ra ghét Sue. Ghét đủ đến mức thầm nguyền rủa cho cô nàng té xuống sông chết chìm khi ra công trường. Nếu hai chúng tôi có ý tưởng khác biệt trong công việc Sue thường bắt tôi phải chìu ý Sue vì cô nàng lúc nào cũng nghĩ là mình đúng. Để được lòng sếp có lần Sue sai tôi mang xe sếp ra tiệm rửa xe. Tôi chống đối yếu ớt, thường làm lơ hơn là cãi lại. Không vừa ý tôi không phản đối mà ngấm ngầm uất ức rồi trở nên cau có hay lạnh nhạt. Tuy nhiên Sue chỉ lắng nhắng với tôi chứ không làm thế với Natasha. Tôi tự hỏi có phải vì tôi nhút nhát hay vì tôi không giỏi cãi nhau bằng tiếng Anh. Hay vì Natasha là người da trắng và được lòng của cấp trên? Hay tại Natasha biết cách bày tỏ ý nghĩ mỗi khi bất đồng ý kiến với Sue?

Vì nói tiếng Anh không giỏi nên tôi tránh tranh luận với Sue. Tôi trả đũa bằng cách khác. Sue thường ví von:

“Ban Công chánh giống như là một cái sở thú. Richard là con cọp. James là con gấu. Natasha là một con thiên nga đỏm dáng. Nhìn chị ấy xem lúc nào cũng yểu điệu mượt mà. Bob là con chó sủa to mà không cắn.”

“Chị có biết chị giống con gì không?” Nhìn thẳng vào mắt tôi, Sue hỏi.

“Tôi không nghĩ là tôi giống bất cứ con vật nào.” Tôi nhìn thẳng vào mắt Sue. Có lẽ vẻ hằn học hiện rõ nên cô nàng nhìn lảng sang chỗ khác. Tôi thầm nghĩ tôi giống như con hummingbird, chăm chỉ, và có cái mỏ nhọn sẵn sàng rỉa rói tấn công. “Còn chị giống con gì?” Tôi hỏi.

“Con heo!” Sue tự chế nhạo nàng.

Tôi mỉm cười không nói gì. Và có lẽ cái cười mỉm này làm Sue không vừa ý.

“Heo là con vật khôn ngoan và rất sạch sẽ.” Cô nàng nói tiếp.

Tôi lại cười.

“Má tôi nuôi nhiều heo. Chị dâu tôi chịu không nổi mùi heo, cám heo, và phân heo đã bỏ nhà chồng chạy về nhà mẹ ruột ba ngày sau khi kết hôn.”

Buổi trưa hôm ấy Sue rủ tôi đi ăn buffet. Sau câu chuyện tự ví von với heo, tôi biết Sue mặc cảm vì cái dáng béo của nàng. Tôi ngoáy vào vết thương của Sue.

“Ôi, tôi béo lắm rồi. Đi ăn kiểu này thì tôi sẽ như con lợn mất. Tôi đang cố gắng mất vài pound đây.”

“Chị mà diet thì trước tiên là mất cả bộ óc.” Sue trả đũa giọng chua như giấm.

“Nếu nhịn ăn mà mất bộ óc thì sao cô ăn nhiều mà óc không lớn lên.” Tôi nói thầm; muốn nói thẳng với Sue nhưng e sẽ cãi nhau lớn chuyện nên tôi làm thinh, nhưng tức tối. Và ghét.

Nếu Sue như một con lợn thông minh lắm mồm thì Natasha như một con thiên nga sang trọng, đài các và yểu điệu. Sue không bao giờ nặng lời với Natasha như với tôi, dù chức vụ của Natasha thấp hơn của tôi. Có gì không đồng ý về đồ án và bản vẽ Natasha không nói với tôi mà đi nói với Sue. Không chỉ được lòng Sue, Natasha được lòng tất cả mọi người cấp trên. Mỗi khi vào họp toàn ban, người đông thiếu ghế, Natasha luôn được sếp mời ngồi trong khi đám kỹ sư, kể cả phụ nữ như tôi và Sue, phải đứng. Bình đẳng mà. Khi công ty có một cuộc chấn chỉnh nội bộ Sue rời khỏi ban công chánh. Trong công việc mới tuy Sue không được tăng lương nhưng được quyền chỉ huy chừng hai tá công nhân, thế là thỏa lòng mơ ước. Được một thời gian, có lẽ không vừa ý nên cô nàng lại chuyển qua ban khác. Vốn đã bị hói đầu, tóc của cô nàng càng rụng nhiều hơn. Thỉnh thoảng gặp Sue White trong công ty, chúng tôi giả vờ không nhìn thấy nhau.

Thoát khỏi sự kềm kẹp của Sue, tôi im lặng làm việc. Tôi tuân lệnh cấp trên tuyệt đối vì tôi biết trong cái xã hội nho nhỏ này, nó rập khuôn xã hội lớn ngoài kia, đàn ông là chúa tể.  Rất ít phụ nữ có quyền thế trong công ty này, và những người phụ nữ quyền thế này chẳng đoái hoài gì đến tôi. Tôi đoán trước ý muốn của cấp trên luôn hoàn thành nhiệm vụ, và vượt qua những dự đoán của sếp. Tôi được giao nhiều đồ án có giá trị tài chánh rất cao, lên chức hai ba lần và Natasha trở thành nhân viên dưới quyền tôi. Vẫn còn căm ghét Natasha đã về phe với Sue, tôi muốn trả đũa tận tình nhưng chỉ có thể dở trò xéo xắt. Tôi không thể đối xử tệ với Natasha vì chị được cấp trên mến chuộng dù chị không chăm chỉ làm việc như tôi. Tôi vẫn thường nghe nói, nhưng không tin, là xã hội Hoa Kỳ có một thứ tự, không nói thành lời cũng không viết thành văn bản. Đó là đàn ông da trắng được xếp ở địa vị cao nhất, kế đến là đàn ông da đen, rồi phụ nữ da trắng, phụ nữ da đen, đàn ông Á châu và cuối cùng mới đến đàn bà Á châu. Cho dù tôi có học cao hơn, làm việc siêng hơn, nhưng Natasha vẫn được yêu mến hơn và kính trọng hơn.

Không hiểu tại sao tôi và Sue lại có thể ghét nhau như mèo với chó, thật ra chúng tôi rất giống nhau. Giàu tham vọng, và thích quyền hành. Sue thích chỉ huy nhưng tôi thì thích được ở vị trí của người chỉ huy mà không cần phải chỉ huy. Thỉnh thoảng họp với các hãng kỹ sư tư vấn phụ trách công việc sửa chữa cầu giúp tôi, tôi được làm chủ tọa. Tôi ngồi ở đầu bàn và hai bên là những kỹ sư sẽ làm công việc giúp tôi. Tôi có cảm tưởng tôi là lãnh đạo của những người ăn mặc nghiêm chỉnh sang trọng, ăn nói lưu loát, hiểu biết, và nhiều kinh nghiệm này. Say sưa với giấc mơ thành công, tôi làm việc tận lực. Có con đầu lòng, tôi chỉ nghỉ sáu tuần trong khi đa số phụ nữ nghỉ sáu tháng. Trời mùa đông, lạnh đến độ tất cả các bắp thịt trên mặt dường như đông cứng lại tôi vẫn ra công trường trông coi những công trình sửa chữa cầu. Trong khi tôi đang cố gắng đuổi theo một chức vị cao hơn thì má tôi qua đời. Tôi không về Việt Nam dự đám tang vì nếu người khác làm thế công việc tôi, mọi cố gắng của tôi có thể sẽ tan như bọt sóng. Chức vụ, cái biểu tượng của sự thành công, lủng lẳng trước mắt tôi, chỉ cần ráng chút nữa, vươn chút nữa, tay tôi sẽ chạm đến. Nhưng tôi không đạt được chức vụ tôi muốn. Chị tôi làm đám tang cho mẹ vắng mặt tôi. Tôi nghĩ, nếu tôi thành công má tôi sẽ vui và có lẽ bà tha tội bất hiếu cho tôi.

Khi tỉnh dậy tôi thấy đầu tôi đang gác trên đùi Natasha. Vẻ mặt Natasha đầy lo lắng.

“Tôi làm sao thế?”

“Cây thước dây chị đánh rơi đụng vào dây điện. Cây thước bốc cháy và cái biến điện gần đó bị nổ. Chị bị ngã đụng đầu ngất đi. Xe cứu thương sắp đến để chở chị vào nhà thương.” Natasha nói. “Nếu chị còn cầm cây thước trên tay thì có lẽ chị đã biến thành trái banh lửa.” 

“Nổ máy biến điện à? Chắc tôi sẽ bị mất việc làm thôi. Tôi xin lỗi đã không thể giữ lời hứa đưa chị về kịp giờ để ăn tiệc Giáng sinh.”

Natasha khoác tay. Giọng Natasha ấm áp, dịu dàng.

“Chị đúng là điên. Suýt mất mạng không sợ mà lại lo mất việc. Chị bình an là mừng rồi.”

Chuyện như mới hôm qua nhưng thật ra đã xảy ra mười lăm năm về trước. Sau cái tai nạn suýt chết đó tôi nhìn Natasha bằng đôi mắt khác. Ở chị có vẻ điềm tĩnh vui vẻ với công việc và mọi người chung quanh. Chị làm việc vừa phải tránh những tranh giành ganh tị, không nói những lời chua ngoa hay lên mặt với người khác. Dù tôi nhiều khi khắc nghiệt Natasha vẫn dịu dàng với tôi. Tôi nhận ra rằng sự ganh tị và tranh giành của tôi là những chuyện vô bổ.  Người ta thành công nhiều khi nhờ may mắn hơn là tài ba. Sự hung hăng và hiếu thắng của tôi biết đâu chừng lại cản trở mức độ tiến thân, bớt hung hăng có lẽ tôi có nhiều bạn bè hơn và được nhiều người hỗ trợ hơn. Thành công và sự nghiệp có thể biến thành trái banh lửa trong nháy mắt. Sau cái Giáng sinh ấy tôi có nhiều thay đổi. Tôi nhận ra rằng cuộc đời rất mong manh. Tôi có thể vĩnh viễn không về sau một ngày làm việc. Suýt tí nữa con tôi đã không có quà, mà cũng chẳng còn mẹ.


Nguyễn Thị Hải Hà

Phân Ưu Cùng Ông Ngô Văn Xuân K17

Chúc Mừng Giáng Sinh & Năm Mới | Merry Christmas & Happy New Year

Bài Hát Hay Nhất Trong Đêm Giáng Sinh

Truyện kể rằng, tại Xứ Đạo Nikolauskirche thuộc một thành phố nhỏ bên nước Áo, tên là Oberndorf bei Salzburg, có một vị linh mục trẻ vừa được sai về làm cha xứ ở đó, ông tên là Joseph Mohr. Mùa Giáng Sinh năm đó, ông muốn dạy các trẻ em và những người chăn cừu trong giáo xứ hát bài thánh ca Giáng Sinh trước hang đá trong Thánh Lễ Vọng Chúa Giáng Sinh.

Đang khi lũ trẻ đùa giỡn cười khúc khích, Cha Mohr nói: “Nào các con, hãy chuẩn bị, im lặng và hát theo nhé!” Và cha đặt tay lên cây đàn organ của nhà thờ để bắt đầu dạo nhạc. Nhưng kỳ lạ thay, các phím đàn không có tiếng, thử đi thử lại không được, Cha Mohr mở nắp đàn ra và thấy có mấy con chuột chạy trong đó, các ống dây của đàn đã bị chuột cắn đứt… Cha buồn rầu vì như thế là sẽ không kịp sửa đàn. Chỉ còn vài giờ nữa là đến lễ Vọng Giáng Sinh rồi….

Trong lúc buồn rầu, cha Mohr đến trước bàn thờ cầu nguyện với Chúa xin cho mình được bình an. Ngay lúc đó cha chợt nhớ đến người bạn của mình là Franz Xaver Gruber – người thầy dạy học, và cũng là người nhạc sĩ thường đánh đàn trong nhà thờ. Cha liền đi đến nhà người bạn của mình và nói với bạn: “Tôi cần anh giúp tôi soạn nhạc để đàn bằng guitar cho một bài hát đêm Chúa Giáng Sinh, vì đàn nhà thờ đã hư.” Cha Mohr rút trong túi ra một bài thơ về Chúa Giáng Sinh mà ông đã viết cách đây một năm đưa cho bạn mình xem thử. Cầm lấy bài thơ, Franz đọc qua rồi đem cây đàn guitar ra dạo thử và hát cùng với cha Mohr. Và người ta kể lại rằng, đêm Giáng Sinh 24 tháng 12 năm 1818, toàn thị trấn đó gần như đứng lặng trước điệu nhạc và lời bài hát của Cha Mohr và Thầy Franz.

Bài hát ấy tên gọi là “Stille Natch, Heilige Nacht” (Silent Night – Đêm Thánh Vô Cùng.) Nó được hát sau khi cha Mohr đọc Phúc Âm trong Thánh Lễ, và cả dân làng đã cùng nhau hát sau Thánh Lễ vọng Chúa Giáng Sinh năm ấy. Kể từ đó, bài hát Đêm Thánh Vô Cùng được tiếp tục hát cho đến ngày hôm nay vào mỗi dịp lễ Chúa Giáng Sinh, không chỉ tại làng Obendorf nhưng được hát ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Bài hát ấy trở nên một bản nhạc Giáng Sinh được hát nhiều nhất cho đến nay.

Cha Mohr và Thầy Franz lúc ấy cũng không bao giờ nghĩ rằng họ đã để lại cho thế giới một món quà Giáng Sinh đặc biệt như vậy.

Nếu không phải đến một xứ nghèo, không phải đối diện với cây đàn bị hư trước đêm Giáng Sinh, không cùng phối hợp với người bạn giáo dân, chắc chắn Cha Mohr đã không thể sáng tác được bài hát Đêm Thánh Vô Cùng. Nhưng tất cả những điều đó được diễn ra bởi một lòng mến và sự đơn sơ mà Cha Mohr dành cho Chúa và những người xung quanh ông.

Kelly Clarkson – Silent Night (Official Video) ft. Trisha Yearwood, Reba McEntire
Celtic Woman – Silent Night

Phân Ưu Ông Nguyễn Thanh Lương K24

Phân Ưu Ông Hoàng Mộng Cậy K12

HAPPY THANKSGIVING

Cha-Con Đoàn Tụ | Father-Son Reunion—Soulful

Autumn Leaves—Piano by Song Kwangsik

Thông Cáo của Ban Tổ Chức Đại Hội Võ Bị 2024

Anh Đã Quên Mùa Thu | Thái Thanh | Nam Lộc & Tùng Giang

Mùa Thu Trên Những Cánh Đồng — Nguyễn Thị Hải Hà

Mùa thu là mùa của thi ca. Nghe câu hát, “Hồn thu theo gió đến ngọn núi chót cao cạnh mây[1] tôi tự hỏi, có cái gọi là hồn thu không? Cái chất tinh túy, chất thơ, cái cốt lõi, cái hồn của mùa thu ở đâu?

Có lẽ, chất thơ của mùa thu nằm ở sự thay màu của lá. Và ở trong màu trời khi trong xanh khi xám bạc, không khí lành lạnh, trong hơi sương, khói sóng trên sông, ánh trăng, và còn nhiều không thể kể hết.

Từ giữa Tháng Chín đến giữa Tháng Mười lá cây bắt đầu đổi màu. Những dây leo một chùm năm lá như Virginia creeper trở màu, đỏ trước tiên. Loại dây leo này mềm mại uyển chuyển có thể leo lên dây điện hay vách tường nhà, rất đẹp mắt.

Khoảng giữa Tháng Mười đứng dưới tàng cây nhìn lên, có thể bắt gặp những chùm lá màu đẹp. Đỏ ối như lá sồi tía và lá phong đỏ. Vàng và cam của lá phong vàng. Đứng trong rừng thu lúc có nắng, ánh sáng sẽ có màu vàng hay màu hồng như thể bạn đeo một lớp kính màu. Vào khoảng giữa Tháng Mười Một, lá cây birch, cây elm có màu vàng của kim nhũ, óng ánh như mạ bạc. Tôi thích chụp ảnh lá khi ánh sáng chiếu phía sau chùm lá, vì nhìn thấy màu lá tươi và lóng lánh hơn.

Đứng trong rừng cây mùa thu bạn có thể thấy cây mà không thấy rừng. Để thấy cái đẹp của rừng thu, cần có tầm nhìn từ xa. Từ bờ sông hay bờ hồ nhìn sang bên kia, từ trên đồi cao nhìn xuống thung lũng, nhìn dọc theo con suối, ở những cung đường quanh co, hay uốn lượn quanh núi đèo, và nếu thuận chiều nắng sẽ nhìn thấy toàn vẹn vẻ đẹp của rừng thu. Từ trên cao nhìn xuống, những ngọn cây màu đỏ màu cam giống như những đốm lửa cháy rực.

Nhà thơ Isabel Neill trong bài thơ October đã dùng chữ gypsie fires[2] để tả những ngọn cây màu đỏ, cam, và vàng. Lửa giả, lửa phép, lửa nhiệm mầu, lửa thắp trên cây. Ở nơi có sông dài và hồ rộng sẽ có bóng cây phản chiếu xuống nước tạo thành những hình ảnh đẹp mắt.  Nếu nơi bạn ở không có núi cao, sông suối dài hay hồ rộng, đứng ở ven bìa những cánh đồng rộng bạn sẽ nhìn thấy cái đẹp của rừng thu. Mùa thu cũng như một bức tranh to, hay một người phụ nữ đẹp, nhìn từ xa sẽ thấy cái đẹp toàn vẹn hơn.

Đường vào nhà
Từ đồi Washington Rock (New Jersey) nhìn xuống thung lũng thấy những ngọn cây thắp lửa
Hoa của một loại cỏ khô
Gypsy fire

Mùa thu đẹp nhất là lúc nào? Mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau. Cây dogwood khi lá đổi màu thường có sắc tím nhất là ở những nơi khuất nắng. Tôi thích nhìn rừng phong sau cơn mưa, trời có nắng hửng lên, vỏ cây màu sậm, màu lá vàng lá đỏ phản chiếu ánh nắng lóng lánh. Đó là những lúc khi đang lái xe tôi muốn ngừng xe lại để chụp ảnh. Dĩ nhiên là không thể ngừng, vì nhiều lý do, trong đó có lý do là sợ bị hỏi có khùng không. Hay lúc lái xe quanh ngọn đèo nhìn thấy lá đủ thứ sắc màu, và sau cơn mưa có cầu vồng xuất hiện. Đó là những lúc mùa thu đẹp nhất. Đẹp, lúc ấy, vì cái đẹp này nằm ngoài tầm tay của mình. Với tôi, mùa thu đẹp nhất là khi mùa thu sắp tàn.

Như đã nói, nhìn mùa thu bên rìa những cánh đồng rộng sẽ thấy mùa thu rất đẹp. Gần nhà thờ Pillar trên đường trail Raritan and Delaware, có vài cánh đồng bắp, không lớn lắm nhưng cái màu nâu của những cánh đồng bắp mùa thu khiến tôi nghĩ đến những bức tranh nổi tiếng. Khi starlings, một loại chim màu đen giống như chim sáo, nhỏ hơn quạ, bay thành từng đàn cả ngàn con lượn lên đáp xuống cánh đồng bắp đã thu hoạch, tôi nghĩ đến vẻ đẹp của bức tranh cánh đồng lúa mì và đàn chim quạ của Van Gogh.

Hằng năm, hai lần, vào cuối thu và đầu xuân, tôi thường gặp một đàn sếu lông xám mặt đỏ, sandyhill cranes, đến ăn hạt bắp khô tích trữ năng lượng để bay về miền ấm, và khi tiết trời ấm áp chúng trở lại nơi này ăn cho no trước khi quay về quê cũ.

Ruộng bắp khô mùa thu
Đàn hạc xám đến ăn hằng năm
Còn ghé thăm chốn này?

Đàn starlings trên ruộng bắp khô gần nhà thờ Pillar (New Jersey)
Góc hồ Sunfish Pond
Đồng cỏ
Bóng lá thu

Cách cánh đồng bắp này, độ ba miles về hướng Nam, có một cánh đồng cỏ. Để xây những trụ điện cao thế người ta đã phá rừng. Khoảng đất trống dọc theo những trụ điện cao thế trở thành cánh đồng. Mùa xuân hoa diên vỹ mọc. Mùa hè cỏ mullein và cỏ lau. Đường trail trải đất và đá đỏ. Màu đất đỏ dường như lan tỏa đến cánh đồng khiến cỏ khô cũng có màu đỏ sậm. Chỗ này nhiều lần tôi gặp vạc xám (great blue heron) bay lượn thẳng cánh.

Ở một góc nhỏ cạnh đường trail giáp với đồng cỏ, có một tổ chim nhỏ như cái chung trà. Tôi thường thấy một đôi chim finch bay lượn chập chờn ở đây. Cái tổ hình như xây dang dở, rồi bị bỏ hoang, khuất trong cành lá rậm rạp mãi đến mùa thu khi bụi rậm dọc đường trail tàn rụi hết tôi mới nhìn thấy tổ chim. Tự hỏi cái tổ bé như thế thì cái trứng nó còn bé đến cỡ nào?

Xa thật xa, phía sau trụ điện cao thế có một ngôi nhà màu trắng, và bên cạnh là một ngôi giáo đường cũng màu trắng. Phía trước ngôi nhà và giáo đường là con đường chạy dọc theo sông Millstone. Đứng đây, đúng giờ người ta sẽ được nghe tiếng chuông giáo đường ngân nga. Điều này làm tôi nhớ đến một bài hát Việt “Tiếng Chuông Chiều Thu” của Tô Vũ.

Người phương trời xa xôi. Gửi em lời yêu thương khi lòng mơ màng trầm lắng tiếng chuông chiều thu.

Có lần tôi nghe tiếng chuông chùa, tiếng đại hồng chung, khiến tôi bàng hoàng ngẩn ngơ không biết mình có nghe lầm hay không. Có lẽ gần đây có chùa thờ Phật?

Duke Farms, cách nhà tôi độ nửa giờ lái xe, có một cánh đồng cỏ khá rộng. Mùa thu, hàng cây ginko biến thành màu vàng chanh. Trên đồng, cỏ màu hồng và goldenrod màu vàng tươi lẫn vào những bụi cỏ lau khô tạo thành màu sắc rất thu hút. Cánh đồng nhiều màu sắc đầu thu của Duke Farms làm tôi nghĩ đến thảo nguyên của Neil Gaiman trong quyển truyện Stardust.

Thảo nguyên là sự náo loạn màu sắc, giàn giao hưởng âm thanh, buổi đại yến của hương thơm. Hoa dại đủ thứ màu, bướm đủ mọi cỡ, chim với nhiều loại tiếng hót. Có tiếng ong vo ve, tiếng dế rỉ rả, tiếng ếch nhái rộn ràng. Có tiếng nước chảy róc rách, gió thì thầm, và tiếng lá rì rào. Thảo nguyên là một nơi chốn bạn có thể quên hết những mối bận tâm, và chỉ thấy vui vẻ hạnh phúc.

Còn một thảo nguyên nữa, rộng lớn hơn gấp mấy lần so với những cánh đồng gần nhà tôi.  Năm 2021, trên thảo nguyên của Yellowstone National Park, tôi bắt gặp màu nâu của mùa thu mà tôi rất yêu thích.  Màu nâu này tuy nhạt hơn nhưng cũng khiến tôi nghĩ đến những bức tranh vẽ đồng cỏ ở Maine của Andrew Wyeth.

Tôi chưa hề được nằm trong những cánh đồng này, nhưng thử tưởng tượng nằm ở đây ngó trời sao chắc là hồn thơ lai láng. Người không biết làm thơ có lẽ cũng ráng được vài câu ngô nghê chăng?

Cành khô
Bờ kênh D&R Canal

Lâu rồi, khi mới lần đầu đọc quyển truyện Rừng Na Uy của Haruki Murakami tôi đã chú ý đến đoạn văn nói về cánh đồng của ông.

“Cánh đồng là nơi mà thời gian đứng im, nơi chúng ta có thể trốn cuộc đời và những điều bất an của đời sống. Nó là một chỗ mà ta có thể là ta, không cần nhiều lời và cũng chẳng cần ẩn núp sau những cái mặt nạ. Đó là một nơi mà chúng ta có thể thấy mình đang sống, ngay cả khi tử thần đang rình rập đâu đó trong bóng tối.”

Tử thần chẳng mấy khi rình rập loài người ở những cánh đồng thu. Nhưng đối với loài thú thì cái chết đến khá dễ dàng và bất ngờ. Rùa thường hay băng ngang đường trail vào mùa thu. Nhiều lần tôi gặp mai rùa, nhỏ cỡ lòng bàn tay.

Cái mai rùa nhỏ bé
Chỉ còn lại hai lỗ trống hốc
Một buổi chiều mùa thu.

New Jersey, Sep 19, 2023

Nguyễn Thị Hải Hà

(Ảnh trong bài của tác giả)

_____

[1] Thu Trên Đảo Kinh Châu – thấy trên mạng ghi tên tác giả bài hát là nhạc sĩ Lê Thương.

[2] Now gypsy fires burn bright in every tree. October – Isabel Neill

Phân Ưu Ông Dương Ngọc Khánh, K7

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam | Đà Lạt Ngày 9/11/1971—TKS4648 | Go Vietnam

Chicken À La Carte—Ferdinand Dimadura

Tâm Thư Ban Tổ Chức Đại Hội Võ Bị 2024

Đi Tìm Thu Vàng Ở Cali—Trịnh Thanh Thuỷ

Nói đến mùa thu, hình ảnh đậm nét nhất khiến chúng ta liên tưởng ngay đến là những chiếc lá vàng. Khi thiên nhiên thay áo, có lẽ màu vàng của lá qua quá trình chuyển màu đập vào thị giác con người mạnh mẽ nhất. Hơn bao giờ hết, cảnh đẹp, buồn, thơ của thu quyến rũ và chạm sâu đến tận đáy trái tim của những tâm hồn nhạy cảm, yêu nghệ thuật, cái đẹp và chuộng thiên nhiên.

blank

Con đường gần hồ Convict Lake

blank

Bên bờ hồ Convict Lake

blank

Hồ Convict Lake

Khác với mùa xuân là mùa của hoa, thu là mùa của lá. Albert Camus đã ví “Thu là mùa xuân thứ hai, khi mỗi chiếc lá là một bông hoa”. Thu là những bức tranh, bức hình tuyệt đẹp của mẹ đất. Thu là nắng, gió, sương, khói, sông, núi, nàng thơ. Thu là tất cả những gì nhẹ nhàng, êm ả, lãng mạn. Thu là nguồn cảm hứng vô tận cho những tác phẩm ra đời. Con người đi tìm cảnh thu để thưởng ngoạn và sáng tác. Tuy nhiên, những kẻ thực sự săn tìm mùa thu nhiều nhất có thể là nói là giới nhiếp ảnh. Mùa thu là mùa săn ảnh bận rộn nhất của họ. Các địa điểm có lá vàng đẹp đều là điểm nhắm cho các cung đường và hành trình của những chuyến đi.

Ở Hoa Kỳ, muốn biết lá vàng ở đâu đẹp và rực rỡ nhất bạn chỉ việc leo mạng hỏi ông Google, tìm Fall Foliage Prediction Map, là bản đồ thời gian và điạ điểm có lá vàng, bạn sẽ có đủ thông tin cần thiết. Nếu có điều kiện và phương tiện di chuyển bạn có thể mua vé máy bay hoặc theo tour du lịch đến những nơi có mùa thu với đủ sắc màu xanh, đỏ, cam, vàng, nâu như những công viên quốc gia hoặc núi đồi, sông suối ở các tiểu bang Đông Bắc nước Mỹ.

Các bạn ở Cali có thể lái xe đi về phía bắc Cali gần công viên quốc gia Yosemite, là nơi có rất nhiều cảnh thiên nhiên đặc biệt với biết bao lá vàng. Tuy nhiên, tìm một nơi có đủ điều kiện thuận lợi lý tưởng cho một bức hình đẹp tuyệt vời ra đời vẫn cần có người thông thạo nơi chốn dẫn đường.

blank

Yosemite Valley View

blank

Mono Lake

blank

Gần Mammoth Lake

Năm nay tôi theo chân hội ảnh VNPC đi tìm lá vàng ở khu vực Bishop- Yosemite trong mấy ngày cuối tuần.

Địa điểm đầu tiên chúng tôi trực chỉ là hồ North Lake của vùng Bishop. Rời Little Saigon từ 10 giờ đêm, chúng tôi cố gắng lái xe đến hồ trước khi mặt trời thức dậy. Mặt trời còn được ngủ nhưng dân săn ảnh không dám ngủ vì phải rình ghi hình khuôn mặt đỏ hồng của ông khi ông vừa thức giấc !!! Với người chụp ảnh, buổi sớm mai và hoàng hôn là những giờ vàng mà ánh sáng đẹp nhất nên muốn có hình đẹp, họ phải ra đi khi trời chưa sáng và trở về lúc mặt trời khuất núi từ lâu. Tôi luôn gọi đùa họ là những người tự hành xác. Thật vậy, nếu bạn đã từng chứng kiến những NAG cao tay, chuyên môn chụp những thú vật hoang dã, bạn mới hiểu sự kiên nhẫn của họ đến độ nào. Họ nấp một chỗ gần tổ chim đại bàng, chờ con trống mang mồi về trao cho con mái ở trên không để chụp hình. Họ ghi lại những giờ phút ngoạn mục trao mồi ấy, cả những phút một con khác từ đâu bay đến cướp mồi. Họ phải nghiên cứu kỹ thói quen, chu trình đi và về, cách kiếm mồi của từng loại chim để có thể phục kích với cái ống nhắm ghi hình khổng lồ như một khẩu Bazooka bắn xe tăng.

Cái khó khăn là không thể lại gần động vật hoang dã, chỉ động nhẹ là chúng bay hay chạy mất, mà khi ghi hình, hình ảnh phải đẹp và rõ nét, cả đôi mắt và thân hình nữa. Thời gian chờ đợi không phải là phút giây mà có thể là hàng nhiều giờ, đợi chúng đứng lên, vỗ cánh bay, đi săn mồi, về tổ, mớm mồi cho con. Tổ những con cò, hay những sinh vật khác có thể là đầm lầy, ghi hình cho rõ đôi khi họ phải nằm sát dưới bùn, hay leo lên mỏm đá, sự nguy hiểm có thể xảy ra trong phút đợi chờ mà họ không hề biết. Đó là chưa kể những nơi thời tiết khắc nghiệt như sa mạc nóng thiêu người hay băng tuyết gió bão. Phải nói là không đam mê và yêu cái đẹp họ không bao giờ có thể làm được những điều này.

Trở lại câu chuyện, Sau khi ngủ dật dờ trên xe, tôi theo đoàn đi bộ vào địa điểm chụp hình đẹp nhất mà anh hội trưởng dắt đường. Trời vừa hừng sáng chúng tôi đã bắt đầu chụp cảnh hồ tuyệt đẹp với cả rừng lá vàng soi bóng êm ả bên hồ. Lúc này ở Bishop, lá thu đang vào độ rực rỡ nhất. Chúng tôi tiếp tục đi qua Sabrina Lake, Silver Lake rồi ghé Mono Lake vào buổi chiều khi trời còn nắng. Mono Lake là một cái hồ đặc biệt khác hẳn những hồ khác mà nét đặc thù của nó lôi cuốn rất nhiều du khách khi ghé Cali. Nằm trong vùng Eastern Sierra ngoạn mục của California, Mono Lake là một ốc đảo nằm trên một vùng Great Basin(bể lưu vực) bị khô hạn. Nơi đây là môi trường sống quan trọng cho loài tôm và ruồi kiềm, cũng đã làm mồi quyến dụ hàng triệu loài chim thiên di đến, đi và ở lại làm tổ. Mono Lake nguyên thủy là một hồ muối soda, nông và rộng đến 18.265 ha (182 km²) và được tạo lập ít nhất 760.000 năm trước đây. Việc thiếu lối thoát nước đã gây ra mức độ tích tụ muối cao trong hồ. Chất muối này cũng làm cho nước hồ bị kiềm. Điểm đặc biệt nổi rõ lô nhô trên mặt hồ là những vùng đá vôi được gọi là Tufa nằm rải rác trông rất lạ mắt. Những tháp đá Tufa với hình thù kỳ lạ này được hình thành khi các khoáng chất cacbonat kết tủa ra khỏi vùng nước nóng. Chúng trông như những phế tích hay thành quách tí hon còn lại của một quốc gia, một triều đại bị sụp đổ qua sự tàn phá của thiên nhiên.

blank

Hồ North Lake- Ảnh NAG Lê Tâm

blank

Dòng suối gần Sabrina Lake

Những ngày kế tiếp chúng tôi ghé Convict Lake. Chính ở khu vực Mammoth Lake và Convict Lake này chúng tôi khám phá ra những con đường dọc theo hồ và suối đầy những lá vàng tuyệt đẹp. Buổi chiều, gió nổi khiến lá vàng xoay tròn bay nhảy khắp nơi như những điệu luân vũ bất tận của đất trời. Tôi nhìn con đường màu vàng dường như mở rộng đến vô tận đã đưa tôi vào một thế giới thơ mộng mà vô cùng xúc động. Lững lờ đây đó những đàn vịt thong thả bơi qua như nhắc nhở bức tranh thủy mạc này còn có sự sống diệu kỳ.

Cái tên Convict Lake nghe rất kỳ quặc, làm ai cũng thắc mắc. Tiếng Việt có thể đọc trại ra “Hồ Convịt”. Thực ra nghĩa của chữ “Convict” là “xử phạt, kết án”. Cái tên Convict Lake được đặt sau này, do một biến cố xảy ra vào ngày 23 tháng 9 năm 1871, ngày một nhóm tội phạm đã trốn thoát từ một nhà giam ở thành phố Carson, Nevada. Một thành viên của toán lính truy đuổi tù nhân trốn trại đã bị giết ở đây. Tên Convict Lake ra đời để tưởng niệm người đã hy sinh và ngọn núi trước mặt hồ được đặt tên ông, là Mt Morrison. Rời nơi này chúng tôi ghé ngang vài cái hồ nữa như Tioga Lake, June Lake, Tuolume Meadow và Yosemite Valley View để chụp cảnh hoàng hôn. Điểm dừng cuối của chúng tôi là Công viên quốc gia Yosemite với Glacier Point vào buổi sớm mai.

Yosemite National Park với những cây Sequoia khổng lồ, hồ, suối, thác, núi và rừng rộng lớn mênh mông là một thắng cảnh rất nổi tiếng của California. Xe chạy giữa những rừng thông ngút ngàn xen lẫn những cây Bạch Dương và Phong lá vàng, lá đỏ khiến chúng tôi không ngừng tấm tắc khen ngợi cảnh đẹp mùa thu hoang dại của núi rừng. Chúng tôi ghé Mariposa Grove là rừng cây Sequoia lớn nhất của công viên, nơi có hàng trăm cây to vĩ đại đứng sừng sững thi gan cùng đất trời. Hình lại được chụp, nhưng vội vã hơn vì chúng tôi phải vượt đường xa vạn dặm quay về nhà, chấm dứt hành trình đi tìm thu vàng của Cali.

Trịnh Thanh Thủy

vietbao.com